CÔNG TY TNHH CANON VIỆT NAM
0 Đồng thuận
0 Bình luận
[Canon Việt Nam] Đóng góp ý kiến cho DT Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP về Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Đơn vị chủ quản: Bộ Tư pháp
Kết thúc ngày 02/12/2024
Quy định liên quan
Nội dung vướng mắc

1. Cơ quan giám sát việc ban hành Văn bản pháp luật khi ban hành Thông tư- Trong quy trình lấy ý kiến khi ban hành Văn bản pháp luật là thông tư thì chỉ Bộ chuyên ngành là cơ quan ban hành thông tư đó lấy ý kiến các bên liên quan sau đó sẽ ban hành văn bản chứ không có cơ quan giám sát việc ban hành như Luật/ Nghị định có Bộ Tư pháp giám sát vì vậy sẽ không đảm bảo tính khách quan của Thông tư. 2. Không có phần giải trình cụ thể, chi tiết. Không có sự trao đổi, tranh luận về các Văn bản pháp luật mà chỉ issue 1 chiều- Theo Điều 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi ban hành. Theo Mục 2 Điều 10 khoản 6 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải công khai các bản dự thảo, các báo cáo giải trình, các ý kiến đóng góp và các bản giải trình trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhiều bản dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật không có phần giải trình cụ thể, và chỉ lấy ý kiến 1 chiều chỉ lấy ý kiến 1 chiều, không có sự trao đổi từ hai phía thông qua các buổi hội nghị, hội thảo,...dẫn đến nhiều ý kiến đóng góp không được tiếp thu dẫn đến khi quy định ra đời không phù hợp với thực tiễn.3. Văn bản quy phạm pháp luật không có báo cáo đánh giá tác động- Theo Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện đánh giá tác động của văn bản đối với các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, tài chính, ngân sách, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, y tế, lao động, bình đẳng giới, pháp luật và các mặt khác có liên quan. Theo Điều 8 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Khoản 1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm: a) Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định này; b) Lấy ý kiến góp ý, phản biện dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo báo cáo. Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều Văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa có báo cáo đánh giá tác động, việc này không chỉ làm cho văn bản mất đi tính thực tiễn, tình hình thực tế không được đánh giá triệt để có thể dẫn đến những thiếu sót, thay đổi chưa hợp lý, làm ảnh hưởng trực tiếp tới người dân.4. Cân bằng giữa bên đóng góp và bên lấy ý kiến Theo Điều 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi ban hành. Theo Điều 11 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải xác định các đối tượng lấy ý kiến dựa trên các tiêu chí như mức độ liên quan, ảnh hưởng, đại diện, chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín, đa dạng, cân bằng và hợp lý của các đối tượng đó. Cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo rằng việc lấy ý kiến được thực hiện một cách công bằng, minh bạch, kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp thu ý kiến, kiến nghị, đóng góp cho Văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết để khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình xây dựng, đóng góp cho Văn bản quy phạm pháp luật giúp cho các cơ quan ban hành có được nhiều ý kiến khách quan không chỉ sát với thực tiễn mà, hạn chế lợi ích nhóm trong qua trình xây dựng, còn dễ dàng hơn trong việc xây dựng hoàn thiện, Tạo lợi ích cho xã hội khi hài hòa lợi ích giữa các bên.

Nội dung đề xuất

1. Cơ quan giám sát việc ban hành Văn bản pháp luật khi ban hành Thông tư Quy định thông tư là đối tượng áp dụng trong Nghị định sửa Nghị định 34/2016/NĐ-CP2. Không có phần giải trình cụ thể, chi tiết. Không có sự trao đổi, tranh luận về các Văn bản pháp luật mà chỉ issue 1 chiều- Sửa đổi khoản Chương II Mục 2 Điều 10 khoản 6 Nghị định 34/2016/NĐ-CP: Nghiên cứu ý kiến góp ý và trao đổi với bên đóng góp ý kiến để hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến phải được thực hiện đầy đủ và đăng tải cùng với các tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng tham vấn, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan lập đề nghị.- Bổ sung quy định tại Chương IV Mục 1 Điều 32 Nghị định 34/2016/NĐ-CP: Tăng cường sự trao đổi, giải trình, tiếp thu của cơ quan ban hành Văn bản quy phạm pháp luật với cá nhân, tổ chức thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị trực tiếp và trực tuyến và cồng tham vấn để trao đổi các ý kiến, đóng góp cho Văn bản quy phạm pháp luật .3. Văn bản quy phạm pháp luật không có báo cáo đánh giá tác động- Bổ sung khoản 3 tại Điều 8 Nghị định 34/2016/NĐ-CP:Các Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện đầy đủ báo cáo đánh giá tác động khi xây dựng dự thảo Văn bản pháp luật bao gồm các nội dung về: + Mục tiêu: những vấn đề cần giải quyết, mục tiêu cụ thể, đo lường được và phù hợp với kinh tế, xã hội+ Tiêu chí: về kinh tế, xã hội, môi trường, hệ thống pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân,...+ Lợi ích: lợi ích trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn. Các lợi ích cần so sánh với tình trạng hiện tại và phương án thay thế.+ Chi phí: chi phí mà Văn bản quy phạm pháp luật sẽ gây ra cho các đối tượng chịu tác động.+ Rủi ro: về mặt kỹ thuật, chính trị, pháp lý, tài chính, xã hội, môi trường,..cần xác định nguyên nhân, mức độ, xác suất, hậu quả và biện pháp phòng ngừa, khắc phục.+ Đối tượng chịu tác động: xác định rõ đối tượng chịu tác động bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và các bên liên quan.+ Tính khả thi: tính khả thi về mặt pháp lý, kỹ thuật, tài chính, nhân lực, thời gian và yếu tố khác.+ Các giải pháp thực hiện và giám sát: bao gồm các giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm...Các báo cáo đánh giá tác động phải được công khai cùng với dự thảo và được cập nhật khi có sửa đổi, bổ sung. Tiếp tục theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện của Văn bản quy phạm pháp luật sau khi có hiệu lực đến có quan có thẩm quyền và công khai trên cổng thông tin điện tử.4. Cân bằng giữa bên đóng góp và bên lấy ý kiếnBổ sung quy định tại Chương II Mục 2 Điều 11 Nghị định 34/2016/NĐ-CP: Các bộ, cơ quan ngang bộ đảm bảo sự tham gia đầy đủ và công bằng của các bên liên quan khi tổ chức lấy ý kiến, bao gồm cả cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, chuyên gia và các cá nhân có liên quan. Số lượng mỗi bên phải đảm bảo cân bằng, đảm bảo các ý kiến đóng góp được tôn trọng và xem xét một cách khách quan, minh bạch, không đặt lợi ích của cơ quan nào lên trên lợi ích chung.

Văn bản QPPL đươc yêu cầu bãi bỏ sửa đổi
Tài liệu đính kèm
(2024) Canon VN đóng góp cho Dt NĐ Luật ban hành VBQPPL.xlsx
40965
Gửi vướng mắc, đề xuất