HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM - JCCI
0 Đồng thuận
0 Bình luận
Kiến nghị về cơ chế thỏa thuân trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)
Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế  
Đơn vị chủ quản: Bộ Tài chính
Kết thúc ngày 22/12/2024
Quy định liên quan
Nội dung vướng mắc

JCCI đã gửi công văn số 03/2024JCCI nhưng chưa nhận được phản hồi từ Bộ Tài Chính nên xin phép được tiếp tục đăng trên Cổng tham vấn quy định kinh doanh. Liên quan đến cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), chúng tôi xin được gửi thêm văn bản đề nghị với nội dung cụ thể như dưới đây. Thời gian hiệu lực của APA, theo khoản 2 điều 12 Thông tư 45/2021/TT-BTC (tham khảo dưới đây) về APA là tối đa 3 năm. Ngoài ra, theo khoản 16 điều 3 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 (tham khảo dưới đây) thì từ định nghĩa của APA có thể hiểu rằng APA được ký kết trước khi kê khai thuế, dù APA được ký kết thì cũng không có hiệu lực áp dụng hồi tố. Từ thực tế hiện nay chưa có thỏa thuận APA nào được ký kết, phải cần từ 3 năm trở lên để đàm phán và thỏa thuận thì có thể nói rằng quy định của Việt Nam hiện nay về APA tạo ra cơ chế không có tính khả thi trong thực tiễn, đi ngược lại với thông lệ quốc tế.

Nội dung đề xuất

Chúng tôi xin nhấn mạnh về yêu cầu thay đổi luật, hoặc làm rõ trong văn bản khác để thực hiện 2 điểm sau đây nhằm mục đích thúc đẩy, nhanh chóng chấp thuận, ban hành APA đối với chính phủ Việt Nam; bảo vệ quyền lợi tránh đánh thuế hai lần đối với người nộp thuế, từ đó đảm bảo tính thực tiễn của APA.(i) Kéo dài thời gian hiệu lực lên 5 năm(ii) Làm rõ việc cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố Ngoài ra, để có thể thảo luận về vấn đề này, chúng tôi mong muốn tổ chức gặp mặt với Bộ tài chính hoặc phòng ban phụ trách thích hợp trong Tổng cục thuế.

Văn bản QPPL đươc yêu cầu bãi bỏ sửa đổi
Tài liệu đính kèm
20240219_APAに関する要望書(越_サイン済み).pdf
1783438
Gửi vướng mắc, đề xuất