CÔNG TY TNHH CANON VIỆT NAM
0 Đồng thuận
0 Bình luận
[Canon Việt Nam] Đóng góp ý kiến cho Dự thảo những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh năm 2024 và các năm tiếp theo
Đơn vị chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Kết thúc ngày 18/11/2023
Quy định liên quan
Nội dung vướng mắc

1. Điểm a, khoản 2, Mục II của Dự thảo: - Việc cải thiện môi trường kinh doanh để tăng số lượng doanh nghiệp là quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc đảm bảo duy trì, phát triển cho các nhà đầu tư đang hiện hữu bị ảnh hưởng bởi quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu cũng quan trọng không kém bởi vì các DN này cũng đã và đang góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội thông qua tạo công ăn việc làm cho lao động, duy trì và phát triển chuỗi nhà cung ứng đồng thời đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trong chuỗi cung ứng đó.- Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Quy tắc Thuế tối thiểu toàn cầu là những doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có quy mô lớn, đồng thời có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Việc quy định hỗ trợ cho một đối tượng duy nhất là chưa hợp lý, không đảm bảo theo chủ trương, quy định về đảm bảo ưu đãi tại Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại vì Luật Đầu tư quy định các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư gồm nhiều lĩnh vực ngành nghề, quy mô và địa bàn đầu tư như sản xuất sản phẩm điện tử, sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.Vì vậy, cần thiết phải bổ sung thêm mục tiêu về đảm bảo ưu đãi đầu tư, bù đắp ưu đãi đầu tư mà các DN quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động đang được hưởng mà bị ảnh hưởng bởi quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu2. Sửa đổi Luật Chất lượng hàng hóa:- Các quốc gia đều đã có quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại quốc gia mình như ở VN có Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; ở Mỹ có Luật an ninh y tế, Luật sửa đổi về an toàn ....Tất cả các Luật này đều ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng xâm nhập vào thị trường trong nước. Vì vậy, đối với hàng xuất khẩu, DN xuất khẩu đều đã tuân thủ rất nhiều các quy định về chất lượng vô cùng khắt khe của nước nhập khẩu, tuân thủ các điều ước/thỏa thuận quốc tế mới có thể xuất khẩu hàng hóa.- Thêm vào đó, hiện nay hàng hóa trong nước cũng đang tuân thủ theo rất nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng, an toàn. Vì vậy, thay vì tăng thêm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chặt chẽ các loại mặt hàng dùng đề sản xuất, gia công xuất khẩu hoặc bán cho DN sản xuất, gia công xuất khẩu thì chỉ khuyến khích các DNXK áp dụng, và đưa các chính sách, chế tài nhằm quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam, bảo vệ các nhà sản xuất có trách nhiệm, tránh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng và môi trường.3. Áp dụng hóa đơn điện tử đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và hàng hóa xuất dưới hình thức cho mượn, cho thuê..:Hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập đang được cơ quan Hải quan quản lý, khi DNCX thực hiện hoạt động này đã thực hiện truyền các hồ sơ, chứng từ trong đó có hóa đơn thương mại. Sau khi hoàn thành việc khai báo và được Cơ quan Hải quan chấp nhận thì doanh nghiệp mới được chuyển hàng hóa ra khỏi nhà máy. Tuy nhiên, hiện nay, DN chế xuất vẫn phải lập thêm hóa đơn bán hàng theo quy định của cơ quan Thuế, điều này dẫn đến DN phải làm trên cùng song song 2 hệ thống, tăng khối lượng công việc và nhân lực.

Nội dung đề xuất

1. Đề xuất bổ sung nội dung điểm a, khoản 2, mục II của Dự thảo:"2.a. Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thủ tục đầu tư và thực hiện dự án đầu tư; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp; thiết kế các gói chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm đảm bảo ưu đãi đầu tư, duy trì đầu tư, tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội."2. Đề xuất sửa đội bổ sung các nội dung:- Bổ sung thêm điểm 1, khoản 2 tại mục III:a, Bộ Kế hoạch & Đầu tư tiếp tục chủ trì.....:- Thiết kế các gói chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm đảm bảo ưu đãi đầu tư, duy trì đầu tư, tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội- Bổ sung nhiệm vụ giải pháp tại điểm 5, mục III:b, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành địa phương: Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ kiến nghị Quốc hội- Giải pháp hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 2% cho các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về phát triển bền vững được quốc tế công nhận.- Chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động và có sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo ưu đãi đầu tư, duy trì đầu tư và tăng sự cạnh tranh.Bổ sung nhiệm vụ giải pháp tại điểm 5, mục III:b, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành địa phương: Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ kiến nghị Quốc hội- Giải pháp hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 2% cho các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về phát triển bền vững được quốc tế công nhận.- Chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động và có sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo ưu đãi đầu tư, duy trì đầu tư và tăng sự cạnh tranh.- Bổ sung nhiệm vụ giải pháp tại điểm 5, mục III:b, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành địa phương: Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ kiến nghị Quốc hội- Giải pháp hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 2% cho các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về phát triển bền vững được quốc tế công nhận.- Chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động và có sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo ưu đãi đầu tư, duy trì đầu tư và tăng sự cạnh tranh.- Sửa đổi điểm b, khoản 3 mục III:b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan: Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 theo hướng không bổ sung các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng đối với hàng hóa của DNXK; bổ sung các chế tài nhằm đảm bảo áp dụng đầy đủ nguyên tắc khoa học về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế, bảo vệ nhà sản xuất có trách nhiệm, tránh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng và môi trường.3. Bổ sung điểm c, khoản 3:"c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan:Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kết nối dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là dữ liệu về hóa đơn giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ; và kết nối dữ liệu về kết quả thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận từ các tổ chức đánh giá sự phù hợp trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia."

Văn bản QPPL đươc yêu cầu bãi bỏ sửa đổi
Tài liệu đính kèm
[Canon Việt Nam] Contribution opinions for Business ENV Draft decree.xlsx
21342
Gửi vướng mắc, đề xuất