HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM
0 Đồng thuận
0 Bình luận
Khoản 5 Điều 7. Chính sách của nhà nước về dược tại Luật dược 2016
Đơn vị chủ quản: Bộ Y tế
Kết thúc ngày 17/10/2023
Quy định liên quan
Nội dung vướng mắc

Chính sách của Nhà nước về quản lý dược cần tập trung đầu tư xây dựng môi trường pháp lý về dược theo hướng minh bạch, tinh gọn, hiệu quả và hài hòa với các quy định quốc tế, tăng cường chia sẻ công việc và tham chiếu tới các cơ quan quản lý phát triển, đồng thời nâng cao chức năng của cơ quan quản lý về dược, đẩy mạnh công tác hậu kiểm thay vì kiểm soát đầu vào với những lý do sau:- Môi trường pháp lý là nền tảng và là đòn bẩy cho mọi chính sách phát triển ngành Dược. Do vậy tập trung phát triển môi trường pháp lý và đầu tư, nâng cao chức năng, năng lực của cơ quan quản lý nên là một trong các chính sách trọng tâm của Nhà nước về Dược.- Trong khi các nguyên lý và chức năng cơ bản của cơ quan quản lý về dược là tương đồng ở các nước trên thế giới, bao gồm các chức năng từ cấp phép, kiểm soát, theo dõi hoạt động sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối, tiếp thị và thông tin quảng cáo thuốc; chức năng đánh giá an toàn chất lượng hiệu quả của thuốc, thanh tra kiểm tra trong cả chuỗi phân phối sản phẩm, thu thập phân tích các dữ liệu sau lưu hành, các báo cáo phản ứng bất lợi và phê duyệt theo dõi các thử nghiệm lâm sàng, thì nguồn lực và năng lực của các cơ quan quản lý lại khác nhau nhiều. Hạn chế về nguồn lực và tài chính của cơ quan quản lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến quản lý dược chưa hiệu quả.Ngoài ra, trong Luật Dược và Dự thảo chưa đề cập đến hành lang pháp lý cho phép hoạt động thương mại điện tử cho mặt hàng thuốc không kê đơn. Trong bối cảnh sự đổi mới liên tục của công nghệ và tình hình phức tạp khó dự đoán của đại dịch COVID trong những năm gần đây, việc mua sắm online trở thành sự lựa chọn của nhiều người Việt. Theo báo cáo “Người tiêu dùng kết nối – xu hướng mua sắm đa kênh” do công ty Nielsen và Demand Institute công bố năm 2017, đến năm 2025, người tiêu dùng kết nối sẽ chiếm gần 40% dân số toàn cầu và đóng góp hơn 50% tổng mức tiêu dùng hàng năm trên toàn thế giới. Người tiêu dùng kết nối được định nghĩa là những người có kết nối internet và sẵn sàng chi tiêu từ thu nhập. Tại Việt Nam, số lượng người tiêu dùng kết nối trong năm 2015 là 23 triệu người, tuy nhiên, con số này được dự đoán sẽ tăng gần gấp đôi, đạt 40 triệu người trong năm 2025. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chi tiêu hàng năm của người tiêu dùng kết nối tại Việt Nam sẽ tăng từ 50 tỉ USD trong năm 2015 lên đến 99 tỉ USD trong năm 2025. Và đến năm 2025, ước tính họ sẽ chiếm khoảng một nửa tổng tiêu dùng hàng năm. Vì vậy công ty đề xuất chính phủ Việt Nam nên khuyến khích thương mại điện tử cho hàng thuốc không kê đơn đi kèm các biện pháp kiểm soát chất lượng.

Nội dung đề xuất

Chúng tôi đề xuất chính sách phát triển ngành Dược cũng cần tập trung phát triển chính sách và năng lực cơ quan quản lý, theo hướng:- Tăng cường tài chính và nguồn lực cho cơ quan quản lý về Dược- Tăng cường minh bạch trong các quy trình quản lý và ra quyết định- Tăng cường hiệu quả của quá trình đăng ký thuốc- Tăng cường trao đổi, hợp tác giữa các cơ quan quản lý- Tập trung vào hậu kiểm.Cụ thể, chúng tôi kiến nghị sửa Điều 7 như sau: 1. Bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc an toàn, hiệu quả, chất lượng, giá hợp lý cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của Nhân dân, phù hợp với cơ cấu bệnh tật và yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và thuốc hiếm. Bộ Y tế có trách nhiệm tạo hành lang pháp lý phù hợp cho việc thực hiện, phối hợp với các cơ sở liên quan nhằm đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời thuốc cho Nhân dân.…12. Tạo môi trường pháp lý công khai, minh bạch, bình đẳng, dân chủ giữa các đối tác “công-tư”, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực dược. 13. Tạo cơ chế và điều kiện phát triển thương mại điện tử đối với mặt hàng thuốc không kê đơn có áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng. 14. Bộ Y tế chịu trách nhiệm thẩm định nội dung các tài liệu mà cơ sở cung cấp, chịu trách nhiệm về thời hạn giải quyết dịch vụ công, bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với thủ tục hành chính, đồng thời quy định chi tiết việc tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, kiến nghị này. 15. Bộ Y tế quy định chuyển một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm. 16. Bộ Y tế quy định về trách nhiệm của cơ sở về việc đảm bảo tính trung thực, hợp pháp các tài liệu do cơ sở cung cấp, quy định trách nhiệm của cơ sở trong các hoạt động cam kết hoặc tự thực hiện, đẩy mạnh công tác hậu kiểm đảm bảo chất lượng thuốc sau lưu hành

Văn bản QPPL đươc yêu cầu bãi bỏ sửa đổi
Gửi vướng mắc, đề xuất