HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM - JCCI
0 Đồng thuận
0 Bình luận
Kiến nghị nhanh chóng sửa đổi nghị định 152, bộ luật Lao động (dự thảo)
Kinh doanh dịch vụ việc làm  
Đơn vị chủ quản: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Kết thúc ngày 07/06/2023
Quy định liên quan
Nội dung vướng mắc

Chi tiết xem file đính kèm1. Về sự phù hợp giữa công việc và chuyên ngànhTheo Khoản 3, Điều 3, Nghị định 152, của Bộ Luật Lao động, điều kiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo vị trí việc làm chuyên môn được quy định như sau: “Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam, hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam” , tuy nhiên trong thực tiễn, cơ sở để các doanh nghiệp Nhật Bản tuyển dụng là lựa chọn các sinh viên mới tốt nghiệp có tiềm năng cùng một lúc, với tiêu chí tuyển dụng lâu dài và đào tạo trong công ty, sau đó bố trí nhân viên thường xuyên thay đổi vị trí trong công ty để tích lũy kinh nghiệm làm việc và phát triển sự nghiệp.Hơn nữa, Cam kết WTO quy định rằng khi xác định xem một người có phải là “chuyên gia” hay không cần “phải xem người đó có chuyên môn và kĩ năng liên quan đến công việc mà đòi hỏi kiến thức về chuyên môn hay thương mại hay không”, chứ không cần phải phù hợp với chuyên ngành tại đại học. Các yêu cầu khác với định nghĩa này là vi phạm các cam kết của WTO. Căn cứ vào những điều nêu trên, nếu tiếp tục duy trì điều kiện cấp giấy phép lao động cho chuyên gia, thì các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ gặp khó khăn trong việc phái cử nhân lực xuất sắc sang Việt Nam, thêm vào đó có nguy cơ đánh mất cơ hội đào tạo nguồn nhân lực có thể đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.2. Chuẩn hóa và minh bạch thủ tục hành chínhHiện nay, chủ yếu ở khu vực phía Nam Việt Nam, có trường hợp cơ quan chức năng yêu cầu nộp những giấy tờ không có cơ sở pháp lý khi làm thủ tục cấp giấy phép lao động. Vấn đề phát sinh sự khác biệt về thủ tục hành chính tùy theo từng khu vực và cán bộ phụ trách, không chỉ xảy ra khi làm thủ tục cấp “giấy phép lao động”.

Nội dung đề xuất

Chi tiết xem file đính kèmVề điều kiện cấp giấy phép lao động đối với chức vụ chuyên gia, chúng tôi rất mong chính phủ Việt Nam cân nhắc áp dụng trở lại các tiêu chuẩn cấp phép trước đây vốn coi trọng kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp.Về việc sửa đổi Nghị định số 152, Bộ Luật Lao động, để tránh phát sinh các trường hợp khác biệt về tiêu chuẩn đối với cấp phép cũng như các loại hồ sơ được yêu cầu nộp tại các khu vực hay bởi các cán bộ khác nhau, chúng tôi đề nghị chính phủ Việt Nam quy định rõ ràng các tiêu chuẩn về cấp phép và thủ tục hành chính trong Nghị định sửa đổi .Đồng thời rất mong chính phủ Việt Nam tiếp tục nỗ lực trong việc chuẩn hóa và minh bạch thủ tục hành chính, thực hiện các giải pháp như ban hành công văn và chỉ đạo tới các Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, đề nghị không yêu cầu nộp các giấy tờ khác ngoài quy định của pháp luật.

Văn bản QPPL đươc yêu cầu bãi bỏ sửa đổi
Tài liệu đính kèm
20230504_VN・Signature Version・労働法政令152号の早急な改正に関する要望書.pdf
342670
Gửi vướng mắc, đề xuất