Trịnh Thị Quyên
0 Đồng thuận
0 Bình luận
MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VỀ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú   Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa   Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế  
Đơn vị chủ quản: Bộ Công an
Kết thúc ngày 07/06/2023
Quy định liên quan
Nội dung vướng mắc

Thứ nhất, chính sách cấp thị thực nhập cảnh còn nhiều bất cập so với các điểm đến cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt Nam trong ASEAN. Tuy Việt Nam có những yêu cầu điều kiện về hồ sơ cấp thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế tương đối giống các quốc gia khác trong khu vực, việc xin cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam bị đánh giá là đắt đỏ, không tiện lợi và minh bạch. Nếu như đa phần các quốc gia khác trong khu vực đã áp dụng chính sách miễn thị thực cho du khách quốc tế nhập cảnh từ 30 ngày trở xuống thì Việt Nam là 1 trong số rất ít quốc gia Đông Nam Á vẫn yêu cầu xin thị thực đối với hầu hết các khách du lịch.Thứ hai, quy định về thời hạn tạm trú đối với khách du lịch quốc tế còn chưa hợp lý, khách du lịch có thị thực thời hạn 3 tháng cũng chỉ được tạm trú liên tục ở Việt Nam tối đa 30 ngày theo Điểm a, Khoản 1 Điều 31 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16/12/2019 (Luật số 27/VBHN-VPQH). Việc giới hạn thời gian tạm trú ít hơn nhiều so với thời hạn thị thực không chỉ làm đánh mất cơ hội thu hút các khách du lịch nước ngoài có mong muốn lưu trú dài ngày và chi trả cho những kỳ nghỉ cao cấp tại Việt Nam mà còn không nhất quán giữa chính sách cấp thị thực và chính sách tạm trú, không phù hợp với thông lệ quốc tế, gây khó khăn, phiền hà và tốn kém cho du khách. Thứ ba, gánh nặng chi phí tuân thủ cao từ những yêu cầu điều kiện kinh doanh bất hợp lý làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành Việt Nam so với đối thủ trong khu vực

Nội dung đề xuất

Một là, tăng thời gian miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế từ 15 ngày hiện nay lên 30 ngày, tương đương với chính sách miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế phổ biến của các quốc gia ASEAN-5. Hai là, mở rộng danh sách các quốc gia có công dân được miễn thị thực du lịch vào Việt Nam từ 08 quốc gia hiện nay lên tối thiểu 30-35 quốc gia (bằng 1/2-1/5 danh sách của các nước ASEAN-5) căn cứ vào dữ liệu về số lượng và doanh thu từ khách du lịch quốc tế theo quốc tịch. Ví dụ, Châu Mỹ, Tây u, Bắc u, Châu Đại Dương (Úc, New Zealand), Nam Phi, Trung Đông v.v...Chính sách miễn thị thực cần được áp dụng trong thời gian ít nhất là 3-5 năm, và cần được thông báo trước khi gia hạn 3-6 tháng, để các doanh nghiệp lữ hành trong nước và tại nước ngoài có đủ thời gian thiết kế và phát triển sản phẩm đi kèm với hoạt động truyền thông về thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam tương ứng với danh sách được duyệt. Ba là, phấn đấu thực hiện ít nhất 80% thị thực được cấp là thị thực điện tử và mở rộng danh sách các nước và nền kinh tế được áp dụng thị thực điện tử, trước mắt là Đài Loan, Israel, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Sri Lanka. Tăng cường cải thiện an ninh và tốc độ truy cập trang web chính thức áp dụng phương thức cấp thị thực điện tử vì đây là phương thức có chi phí thấp nhất cho du khách quốc tế với quy trình rõ ràng, minh bạch, thuận tiện nhất trong số các phương thức. Bốn là, ban hành chỉ một thông tư trong đó quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có đối tượng áp dụng là người nước ngoài xin thị thực, dù ở tại Việt Nam hay ở ngoài Việt Nam, tương tự như các nước ASEAN-5. Năm là, xây dựng một Cổng thông tin điện tử chính thức của Chính phủ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến quy trình, thủ tục, lệ phí...của Chính phủ Việt Nam về thị thực (miễn thị thực, thị thực điện tử, thị thực khi nhập cảnh, thị thực xin tại các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài và tại Việt Nam...).Sáu là, đề nghị sửa đổi quy định về thời hạn tạm trú liên tục đối với người nước ngoài phù hợp với thời hạn của visa du lịch được cấp. Bảy là, xây dựng cơ chế phân chia lại nguồn thu ngân sách từ lĩnh vực du lịch giữa các Bộ Ngoại giao, Công An, Văn hoá Thể thao và Du lịch để tạo động lực gỡ bỏ các rào cản chính sách, sự cục bộ lợi ích trong ban hành quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là chính sách liên quan đến cấp thị thực cho khách du lịch quốc tế, nhằm tối đa hoá lợi ích quốc gia thu được từ sự phát triển của ngành du lịch nói riêng, tổng thể các ngành liên quan đến du lịch nói chung như Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đặt ra. Tám là, về yêu cầu điều kiện ký quỹ với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, đề nghị bãi bỏ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Nghị định 94 quy định “2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Điều 1 Nghị định này được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.Chín là, đề nghị bãi bỏ yêu cầu điều kiện đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải đáp ứng bằng cấp chứng chỉ theo quy định là chưa hợp lý và chưa phù hợp với tính chất của điều kiện kinh doanh quy định của ngành nghề này và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và ngay trong các nước ASEAN có ngành du lịch phát triển chuyên nghiệp.

Văn bản QPPL đươc yêu cầu bãi bỏ sửa đổi
Tài liệu đính kèm
Du lịch.docx
34516
Gửi vướng mắc, đề xuất