Trịnh Thị Quyên
0 Đồng thuận
0 Bình luận
VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP QUY ĐỊNH VỀ YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Hoạt động giáo dục nghề nghiệp  
Đơn vị chủ quản: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Kết thúc ngày 17/06/2023
Quy định liên quan
Nội dung vướng mắc

Thứ nhất, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định số 143/2016, 140/2018, và 15/2019 đều đặt ra yêu cầu phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam (Khoản 1 Điều 5 Nghị định 140/2018, Khoản 1 Điều 9 Nghị định 15/2019), tuy nhiên, đến nay vẫn chưa ban hành các tiêu chí và/hoặc chỉ tiêu xác định cụ thể, lượng hoá được như thế nào là “phù hợp”, dẫn tới rủi ro thiếu thống nhất về đánh giá nhất quán, khách quan của cơ quan quản lý nhà nước cũng như nhà đầu tư đối với việc tuân thủ yêu cầu điều kiện này. Thứ hai, bất cập về yêu cầu điều kiện đối với vốn đầu tư: Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP và Điều 9 Nghị định 15/2019/NĐ-CP, cơ sở giáo dục nghề nghiệp sơ cấp phải có vốn đầu tư thành lập tối thiểu là 5 tỷ đồng, cơ sở trung cấp phải có vốn đầu tư tối thiểu là 50 tỷ đồng và trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường hay các chi phí sử dụng đất). Điều 4 Nghị định 143/2016/NĐ-CP và Điều 9, Điều 10 Nghị định 15/2019/NĐ-CP cũng đưa ra yêu cầu điều kiện tương tự về vốn đầu tư tối thiểu đối với việc cấp phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật.Thứ ba, yêu cầu điều kiện về đất đai tạo ra chi phí tuân thủ rất lớn cho nhà đầu tư, do đó, hạn chế đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.Khoản 6 Điều 5 Nghị định 140/2018 cũng quy định phải “bảo đảm diện tích ít nhất là 06 m2/người đối với đào tạo trình độ trung cấp và 08 m2/người đối với đào tạo trình độ cao đẳng” đối với phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ. Quy định này và quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BLĐTBXH là chưa nhất quán.các yêu cầu điều kiện bất cập liên quan đến diện tích đất đã phân tích ở trên vẫn chưa thay đổi.Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà và công trình của các trường dạy nghề chính quy trong phạm vi cả nước còn được quy định tại TCVN 9210:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 60 : 2003 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Trường dạy nghề trong tiêu chuẩn này bao gồm cơ sở công lập và tư thục trong nước, gồm trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề nhằm đào tạo các trình độ trong dạy nghề: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Quy định chi tiết về m2/học sinh tại tiêu chuẩn này mâu thuẫn với quy định tại Điều 14 Nghị định 143/2016 và Thông tư 38/2018.Ngoài ra, yêu cầu điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước là khắt khe hơn so với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi yêu cầu về diện tích đất sử dụng tối thiểu là như nhau giữa cơ sở trong nước và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài không phải đáp ứng yêu cầu điều kiện về diện tích/chỗ học tối thiểu như cơ sở trong nước. Trong trường hợp cơ sở trong nước thực hiện chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, Điểm a Khoản 3 Điều 22 Nghị định 15/2019/NĐ-CP yêu cầu “...Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập và giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 05 m2/chỗ học” không phân biệt giữa các cơ sở đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

Nội dung đề xuất

Một là, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành các tiêu chí và/hoặc chỉ tiêu xác định cụ thể, lượng hoá được như thế nào là “phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam”, theo đó kiến nghị sửa đổi quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 140/2018, Khoản 1 Điều 9 Nghị định 15/2019 để đảm bảo sự thống nhất trong đánh giá nhất quán, khách quan của cơ quan quản lý nhà nước cũng như nhà đầu tư đối với việc tuân thủ yêu cầu điều kiện này. Hai là, kiến nghị bãi bỏ yêu cầu điều kiện về vốn đầu tư được quy định tại Khoản 4 Điều 3, Điều 4 Nghị định 143/2016/NĐ-CP và Điều 9, Điều 10 Nghị định 15/2019/NĐ-CP. Đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 5 Nghị định 140/2018/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 9 Nghị định 15/2019/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP.Bốn là, đề nghị áp dụng thống nhất các yêu cầu điều kiện về diện tích tối thiểu/chỗ học giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giữa cơ sở đào tạo nghề trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Theo đó, kiến nghị sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 22 Nghị định 15/2019/NĐ-CP, Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 143/2016/NĐ-CP, Khoản 6 Điều 5 Nghị định 140/2018 theo hướng“...Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập và giảng dạy bảo đảm ở mức tối thiểu 1m2/chỗ học”.Năm là, đề nghị bãi bỏ yêu cầu tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà và công trình của các trường dạy nghề chính quy trong phạm vi cả nước quy định tại TCVN 9210:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 60 : 2003 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật vì quy định chi tiết về m2/học sinh tại tiêu chuẩn này mâu thuẫn với các quy định tại Điều 14 Nghị định 143/2016 và Thông tư 38/2018. Đề nghị sửa đổi, bổ sung TCVN 9210:2012 và áp dụng các tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BLĐTBXH trong trường hợp quy định tại TCVN 9210:2012 có mâu thuẫn với Thông tư 38/2018/TT-BLĐTBXH. Sáu là, bên cạnh việc cắt giảm, đơn giản hoá các yêu cầu điều kiện kiểm soát đầu vào của cơ sở sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần dành nguồn lực thích đáng và tăng cường các biện pháp, chế tài, kỷ cương để đảm bảo việc thực thi nghiêm túc các quy định kiểm soát chất lượng đầu ra như kiểm định chất lượng; bổ sung các thành viên tới từ khu vực doanh nghiệp tư nhân (trong nước, nước ngoài) vào các hội đồng kiểm định chất lượng, hội đồng xây dựng yêu cầu về năng lực người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề cũng như thiết kế khung tiêu chuẩn chương trình đào tạo; bàn hành chính sách ưu đãi, ví dụ ưu đãi thuế đầu tư như của Malaysia, nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết trong hoạt động đào tạo nghề; đánh giá và công khai kết quả chỉ số mức độ hài lòng của người học, người sử dụng lao động để giúp học viên và gia đình có thông tin chính xác, cập nhật khi ra quyết định lựa chọn dịch vụ giáo dục nghề nghiệp.

Văn bản QPPL đươc yêu cầu bãi bỏ sửa đổi
Gửi vướng mắc, đề xuất