Trịnh Thị Quyên
0 Đồng thuận
0 Bình luận
VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước   Hoạt động của tổ chức kiểm định giáo dục nước ngoài tại Việt Nam  
Đơn vị chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Kết thúc ngày 29/09/2022
Quy định liên quan
Nội dung vướng mắc

Sự không độc lập và xung đột lợi ích trực tiếp giữa mục tiêu kiểm định và cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính thực hiện hoạt động kiểm địnhViệc được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục đại học là điều kiện cần và bắt buộc để cơ sở giáo dục đại học được hoạt động, cung cấp chương trình đào tạo theo Luật Giáo dục đại học. Bên cạnh đó, các trường đại học công lập hiện nay còn được trao quyền tự quyết định học phí của các chương trình đào tạo đã đạt kiểm định theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Vì vậy, việc có được Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các sơ sở giáo dục đại học. Trong khi đó, một số các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học lại đang trực thuộc chính các trường đại học, và tất cả các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học đều chỉ dựa duy nhất vào nguồn thu từ các cơ sở giáo dục đại học dưới dạng hợp đồng dịch vụ kinh tế. Nói cách khác, các cơ sở giáo dục đại học là khách hàng duy nhất và quan trọng nhất của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học.Ngoài ra, quy định hiện hành cũng không xác định trách nhiệm và xử phạt đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong trường hợp xảy ra gian dối trong quy trình kiểm định chất lượng dẫn tới phải thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian còn giá trị hiệu lực. Bất cập về tiêu chuẩn kiểm định chất lượngVề hình thức, các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo đều có tham khảo quốc tế, tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn đánh giá cung cấp minh chứng chủ yếu dừng lại ở mức "CÓ". Trong khi thông lệ tốt quốc tế cho thấy, để đạt được tiêu chí tương tự, các tổ chức kiểm định quốc tế yêu cầu các cơ sở giáo dục không chỉ cung cấp minh chứng ở mức "CÓ" mà còn phải cung cấp minh chứng thực hiện như thế nào, kết quả đạt được ra sao và đã sử dụng kết quả để cải tiến chất lượng liên tục như thế nào. Chính những yêu cầu minh chứng về đầu ra đã thúc đẩy quá trình thực hiện "THẬT" ở các nước khác. Với các yêu cầu minh chứng về đầu ra thì yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phải thực sự tổ chức thực hiện thì mới có thể cung cấp kết quả thực hiện cho đoàn đánh giá cũng như chứng minh được việc đã sử dụng các tiêu chí này để cải tiến chất lượng liên tục như thế nào.Bất cập về quy định quản lý, đánh giá các trung tâm kiểm định chất lượngHiện nay, Việt Nam chưa ban hành văn bản quy định về việc đánh giá các trung tâm kiểm định. Vì thế, đây là một khoảng trống chính sách lớn. Bất cập quy định yêu cầu điều kiện về học viên kiểm định và kiểm định viênTrong số các yêu cầu điều kiện đối với học viên lớp kiểm định chất lượng giáo dục đại học và kiểm định viên, các yêu cầu điều kiện về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và số năm kinh nghiệm làm giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục là chưa hợp lý, chưa thực sự xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ của vị trí công việc của kiểm định viên, nhất là khi cần có các chuyên gia am hiểu sâu sắc, có chuyên môn cao tham gia thực hiện kiểm định các chương trình đào tạo chuyên ngành. Bất cập về yêu cầu điều kiện với thành viên đoàn đánh giá ngoài do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thành lậpCác điều kiện đối với thanh viên đoàn đánh giá ngoài được quy định trong Điều 40 Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT với gần 20 điều kiện khác nhau. Điểm c Khoản 2 Điều 40 Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT yêu cầu thành viên đoàn đánh giá ngoài phải ký hợp đồng lao động với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Trong khi đó, thành viên các đoàn đánh giá ngoài về cơ bản sẽ thường xuyên thay đổi, tuỳ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn và cơ sở giáo dục đào tạo cần được đánh giá. Điểm b Khoản 2 Điều 40 Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT yêu cầu thành viên đoàn đánh giá ngoài có “thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục từ 10 năm trở lên; trường hợp các thành viên của đoàn là nhà tuyển dụng lao động thì không cần có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục nhưng phải có ít nhất là 5 năm kinh nghiệm quản lý”.

Nội dung đề xuất

Về nguyên tắc, phải thực hiện tách biệt các chức năng, đảm bảo sự độc lập giữa: Tự đánh giá (do các cơ sở giáo dục thực hiện) – Đánh giá ngoài (do các trung tâm kiểm định thực hiện) – Công nhận kết quả (do cơ quan quản lý nhà nước trong giáo dục đại học hoặc một cơ quan được ủy quyền thực hiện).Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thành lập Tổ chức Kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia và điều chuyển sắp xếp lại các Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục tại các đại học hiện tại thành đơn vị trực thuộc đặt tại các vùng. Thành lập Ủy ban Quốc gia về Kiểm định chất lượng giáo dục và điều chuyển các Trung tâm hiện nay đang có (bao gồm cả Trung tâm thuộc Hiệp hội) về trực thuộc Hội đồng kiểm định quốc gia. Hiện nay, Bộ GD&ĐT có thể nâng cấp hội đồng quốc gia về Bảo đảm chất lượng và Kiểm định chất lượng thành Ủy ban Quốc gia về Kiểm định chất lượng giáo dục và có các chính sách phù hợp để Ủy ban này có thể phát huy được vai trò của các chuyên gia như tổ chức CHEA của Hoa Kỳ. Đối với các tổ chức kiểm định độc lập, cần bổ sung xây dựng các chính sách, quy định về phi lợi nhuận trong quá trình triển khai. Quy định cụ thể các thu nhập từ hoạt động kiểm định sẽ phục vụ mục đích cải tiến hoạt động kiểm định chất lượng như thế nào. Không cấp phép các tổ chức kiểm định độc lập là tổ chức lợi nhuận vì đi ngược lại với thông lệ tốt của quốc tế.Kiến nghị bổ sung thêm quy trình đánh giá chéo giữa các trung tâm kiểm định bên cạnh quy trình đánh giá ngoài và đánh giá lại được quy định tại Chương III Thông tư 62/2012/TT-BGDĐT để thống nhất nội dung và quy trình trước khi các trung tâm kiểm định tiến hành kiểm định các cơ sở giáo dục đại học.Cần đảm bảo việc tuân thủ chặt chẽ các quy định về minh bạch, công khai thông tin liên quan đến kiểm định trên website theo quy định (kết quả kiểm định, chi phí kiểm định v.v..).Quy định cụ thể về số lần kiểm định với mỗi kiểm định viên. Với các kiểm viên có kinh nghiệm dưới 5 năm thì mỗi năm tham gia không quá 3 đoàn cho 3 học kỳ của năm học (học kỳ 1, học kỳ 2 và học kỳ hè). Có quy định cụ thể về mức phí kiểm định viên là một mức tượng trưng vì kiểm định viên không phải là một nghề mà là một hoạt động cộng đồng của các thành viên cơ sở giáo dục đại học. Quy định về đánh giá chéo cho các kiểm định viên mới, đặc biệt là 2 năm đầu để tuyển chọn được những kiểm định viên có đầy đủ phẩm chất năng lực.Quy định cụ thể những yêu cầu năng lực với các loại kiểm định viên như là thành viên, thư ký hay trưởng đoàn để các kiểm định viên có thể phấn đấu. Ví dụ như một điều kiện cứng là có 5 năm kinh nghiệm làm kiểm định viên, đạt mức đánh giá chéo từ tốt đến xuất sắc từ các thành viên trong đoàn kiểm định với các thành viên kiểm định viên thì sẽ được xét để làm trưởng đoàn.Ngoài lớp tập huấn kiểm định viên mới, cần bổ sung xây dựng thêm các lớp tập huấn phù hợp với các vị trí của đoàn đánh giá.về đào tạo kiểm định viên, kiến nghị sửa đổi Thông tư 18/2013/TT-BGDĐT theo hướng tập trung các hoạt động mà các kiểm viên sẽ làm trong tương lai như khả năng làm việc nhóm để viết báo cáo, khảo năng phân tích đánh giá các báo cáo và khả năng viết báo cáo, khả năng giao tiếp trong quá trình đoàn đến kiểm định tại các cơ sở giáo dục.Bảy là, bổ sung quy định về hoạt động kiểm định tại Điều 6 Khoản 2 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT về chế độ làm việc của giảng viên đại học. Tám là, kiến nghị bãi bỏ Điểm c Khoản 2 Điều 40 Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT yêu cầu thành viên đoàn đánh giá ngoài phải ký hợp đồng lao động với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Đồng thời, cân nhắc bãi bỏ hoặc cắt giảm yêu cầu điều kiện 10 năm kinh nghiệm xuống còn 5 năm kinh nghiệm ở Điểm b Khoản 2 Điều 40 Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT

Văn bản QPPL đươc yêu cầu bãi bỏ sửa đổi
Gửi vướng mắc, đề xuất