Trịnh Thị Quyên
0 Đồng thuận
0 Bình luận
VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP QUY ĐỊNH VỀ YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG, HỢP TÁC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Hoạt động của phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài   Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài  
Đơn vị chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Kết thúc ngày 27/11/2022
Quy định liên quan
Nội dung vướng mắc

Trong 10 yêu cầu điều kiện về chương trình đào tạo có 8 yêu cầu chưa được định nghĩa và xác định bằng các tiêu chí cụ thể (không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam); Yêu cầu điều kiện thứ 10 về việc phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các trình độ đào tạo là không khả thi ngay cả với các trường tư thục trong nước. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2018/NĐ-CP không những không khắc phục các hạn chế của quy định hiện hành mà tiếp tục bổ sung các yêu cầu điều kiện mơ hồ, chủ quan như “phải bảo đảm mục tiêu giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam”.Về yêu cầu điều kiện đối với vốn đầu tư thành lập trường đại học nước ngoài, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người chỉ gần 2.800 USD (2020) nhưng pháp luật đang đưa ra yêu cầu điều kiện về vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất) (tương đương 43 triệu đô-la Mỹ) trong khi Singapore có thu nhập bình quân đầu người gần 60.000 đô-la Mỹ (2020) chỉ yêu cầu mức vốn đầu tư tối thiểu 100.000 đô-la Singapore (tương đương 1,7 tỷ đồng hoặc 74.000 đô-la Mỹ) và Malaysia với thu nhập bình quân đầu người 10.400 đô-la Mỹ (2020), yêu cầu về vốn đầu tư tối thiểu với trường quốc tế là 1 triệu Ringgit, tương đương 5,4 tỷ đồng hoặc 239.000 đô-la Mỹ. Với yêu cầu điều kiện về diện tích đất tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học cần đạt 25m2/sinh viên, các trường đại học công lập lâu đời, uy tín hàng đầu tại Việt Nam như đại học Bách Khoa Hà Nội, Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, Kinh tế Quốc dân Hà Nội v.v..cũng đang không đáp ứng được yêu cầu điều kiện này nhưng vẫn đang hoạt động. Cũng liên quan đến yêu cầu điều kiện về cơ sở vật chất, địa điểm, quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 18 Nghị định 86/2018/NĐ-CP về việc “liên kết đào tạo không được tổ chức ngoài trụ sở chính của cơ sở giáo dục Việt Nam” là không hợp lý vì khi đó, các cơ sở giáo dục, trong đó có cơ sở giáo dục đại học trong nước không thể tổ chức các chương trình liên kết với nước ngoài tại các phân hiệu, bất kể quy mô đầu tư, mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất, thiết bị của phân hiệu. Trong thực tế, ở các địa phương, cơ sở giáo dục đại học có thể đầu tư cơ sở vật chất cho phân hiệu tốt hơn nhiều so với trụ sở chính do đất đai dễ tiếp cận hơn và chi phí đất đai rẻ hơn rất nhiều so với chi phí đất tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Quy định như tại Điểm c Khoản 1 Điều 18 Nghị định 86/2018/NĐ-CP sẽ hạn chế việc nhanh chóng cải thiện chất lượng giáo dục đại học và trình độ nhân lực của các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, làm tăng chi phí tiếp cận giáo dục đại học chất lượng cao của người dân ở các địa phương.Việc tạo ra các rào cản gia nhập thị trường cao thông qua các yêu cầu điều kiện bất cập như đã chỉ ra ở trên đã làm môi trường kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam trở nên kém cạnh tranh, chi phí cao, chất lượng thấp so với các quốc gia trong khu vực. Tuy chất lượng thấp nhưng giá cả dịch vụ giáo dục đại học “quốc tế" ở Việt Nam thuộc nhóm cao trên thế giới và trong khu vực, đứng thứ 13 thế giới và thứ 5 ở châu Á đối với “trường quốc tế". Học phí các trường đại học “quốc tế” ở Việt Nam đắt hơn nhiều so với các trường đại học quốc tế nằm trong các bảng xếp hạng danh tiếng của THE hay QS của các nước trong khu vực (Bảng 2). Đồng thời, số lượng sinh viên Việt Nam lựa chọn du học quốc tế tiếp tục gia tăng mạnh, tăng gần gấp đôi trong 5 năm, từ khoảng 52.000 sinh viên năm 2012 lên gần 95.000 sinh viên năm 2017, duy trì vị trí TOP 5 thế giới

Nội dung đề xuất

Đề xuất thống nhất hai loại hình nhà trường phân loại theo hình thức sở hữu trong hệ thống giáo dục quốc dân là trường công lập và trường tư thục, đồng thời sửa Điều 47 Luật Giáo dục 2019 và Điều 5 Luật Giáo dục Nghề nghiệp 2014 (theo hướng giống Điều 7 Luật Giáo dục Đại học 2012, sửa đổi 2018).Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện hoạt động tối thiểu áp dụng nhất quán không phân biệt thành phần kinh tế (cơ sở giáo dục đại học do nhà đầu tư tư nhân trong nước thành lập hay do nhà đầu tư nước ngoài thành lập) hay mục đích phân phối lợi nhuận ( hoạt động vì mục đích sinh lợi nhuận hay hoạt động không vì lợi nhuận). Cắt giảm các yêu cầu điều kiện về chương trình đào tạo trong đó, đề nghị bãi bỏ yêu cầu “bảo đảm liên thông giữa các trình độ đào tạo” quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, và yêu cầu “bảo đảm mục tiêu giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam” quy định tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2018/NĐ-CP. Bãi bỏ hoặc cắt giảm các yêu cầu điều kiện về vốn đầu tư đối với cơ sở giáo dục đại học về mức tương tự các nước trong khu vực, không phân biệt thành phần sở hữu. Việc các trung tâm giáo dục quốc tế. Thực hiện đề xuất này, đề nghị sửa đổi Điều 35 Nghị định 86/2018/NĐ-CP và Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP liên quan đến yêu cầu điều kiện về vốn đầu tư đối với cơ sở giáo dục đại học.Bãi bỏ hoặc cắt giảm các yêu cầu điều kiện về cơ sở vật chất liên quan đến diện tích đất và diện tích xây dựng tối thiểu quy định tại Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, Nghị định 135/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 3 Điều 91 Nghị định 46/2017/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 87 Nghị định 46/2017. Đề nghị sửa đổi quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 18 Nghị định 86/2018/NĐ-CP theo hướng cho phép “liên kết đào tạo được tổ chức tại trụ sở chính và phân hiệu của cơ sở giáo dục”.Tám là, bãi bỏ hoặc cắt giảm các yêu cầu điều kiện để được hoạt động liên quan đến tỷ lệ sinh viên/giảng viên tối đa quy định tại Điều 38 Nghị định 86/2018/NĐ-CP. Nếu áp dụng yêu cầu điều kiện hiện hành, nhiều trường của Anh, Mỹ, Úc thuộc các bảng xếp hạng QS và THE không thể đủ điều kiện hoạt động tại Việt Nam. Chín là, đề nghị bãi bỏ yêu cầu thực hiện YCĐK về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục và đội ngũ nhà giáo quy định tại Điều 36, 37, 38 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP trong hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (2.000307; 2.000478; 1.000939) quy định tại Quyết định số 2108/QĐ-BGDĐT.Mười là, đối với yêu cầu điều kiện về đối tượng liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cần thống nhất giữa quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018) và quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP. Theo đó, đề nghị xem xét bãi bỏ YCĐK về việc “phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận” tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 86 để phù hợp với Luật, đồng thời Nghị định 86 cần cụ thể hoá YCĐK về “uy tín, chất lượng” của cơ sở đào tạo nước ngoài quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật Giáo dục đại học.Mười một là, Đề nghị rà soát, sửa đổi các quy định hiện hành tại các Điều 52, Điều 68 Luật Giáo dục 2019; Điều 27, Điều 56 Luật Giáo dục Đại học 2012, Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Điều 34 và Điều 40 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, Điều 94 và Điều 96 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, các Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 Nghị định 99/2019/NĐ-CP v.v.. Mười hai là, bên cạnh việc cắt giảm, đơn giản hoá các quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần dành nguồn lực thích đáng và tăng cường các biện pháp, chế tài để đảm bảo việc thực thi nghiêm túc các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục đại học, chế độ báo cáo, công bố thông tin trung thực, công khai, minh bạch.

Văn bản QPPL đươc yêu cầu bãi bỏ sửa đổi
Gửi vướng mắc, đề xuất