Trịnh Thị Quyên
0 Đồng thuận
0 Bình luận
KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT, TẬP TRUNG VÀO KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Kiểm dịch thực vật  
Đơn vị chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Kết thúc ngày 29/08/2022
Quy định liên quan
Nội dung vướng mắc

Có sự chồng lấn, mâu thuẫn trong quy định hiện hành về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (mà xét về thủ tục hành chính chỉ phải nộp hồ sơ Đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu để được cấp Chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, không phải xin Cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu) và Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam (mà xét về thủ tục hành chính phải xin Cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và phải Đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu để được cấp Chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu). Ngày 20/9/2021, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT về Bảng mã số HS đối với danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam (Mục 9), và Bảng mã số HS đối với danh mục thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu (Mục 10), Bảng mã số HS đối với danh mục giống cây trồng (Mục 11), tuy nhiên, chưa ban hành Bảng mã số HS đối với danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Đồng thời, đến nay, Việt Nam chưa có quy định và chưa phân biệt nguy cơ dịch hại dựa trên xuất xứ quốc gia của thực vật. Mặc dù thông tin về vùng sản xuất và nước xuất khẩu được khai báo trong Đơn đề nghị cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu của doanh nghiệp, Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu theo Thông tư 11/2021; Thông tư 15/2020; Thông tư 30/2014; Thông tư 35/2014 v.v...đều chưa thực hiện quản lý rủi ro dựa trên các dữ liệu về nguồn gốc xuất xứ của thực vật. Danh mục hàng hoá thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam quá rộng không chỉ do Việt Nam chưa căn cứ vào nguy cơ rủi ro dựa trên nguồn gốc/nước xuất xứ của hàng hoá như thông lệ quốc tế, mà còn vì trong danh mục đang bao gồm nhiều hàng hoá/vật thể không thuộc diện kiểm dịch theo thông lệ quốc tế. Trong khi rau, quả tươi, ướp lạnh thường phải được kiểm dịch thực vật để phát hiện và ngăn chặn sự lan truyền của sâu, bệnh, cỏ dại...nguy hiểm vào nước nhập khẩu, các loại rau, quả, quả hạch, đậu dưới dạng khô, ướp muối, chế biến nhìn chung được miễn giấy phép kiểm dịch nhập khẩu, chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu do không còn khả năng chứa sâu, bệnh, cỏ dại...

Nội dung đề xuất

Một là, thống nhất nguyên tắc, phương thức quản lý để giảm thiểu thủ tục hành chính, tránh tình trạng một hàng hóa phải thực hiện nhiều hình thức kiểm tra chuyên ngành, chứng nhận chất lượng sản phẩm chất lượng, hàng hóa. Các sản phẩm, hàng hóa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay đang được quản lý theo Danh mục được phép sản xuất kinh doanh (tiếp cận theo phương thức quản lý chọn-cho để xây dựng các Danh mục được phép sản xuất, kinh doanh đối với giống cây trồng; giống vật nuôi; giống thủy sản; phân bón; thức ăn chăn nuôi; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y,...). Tuy nhiên, theo tinh thần của Hiến pháp 2013, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hiện hành thì các doanh nghiệp cần được quyền sản xuất, kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm (tiếp cận theo phương thức quản lý chọn-bỏ). Hai là, cải cách triệt để và chuyển đổi sang phương thức quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn để tránh chồng chéo giữa các thủ tục hành chính. Do lịch sử, trong lĩnh vực nông nghiệp, tư duy quản lý theo danh mục được phép sản xuất, kinh doanh cá nhân vẫn phổ biến, dẫn tới yêu cầu về việc các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp phép nhập khẩu để khảo nghiệm; thủ tục cho phép khảo nghiệm; thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhập khẩu; công nhận sản phẩm được phép sản xuất, kinh doanh...để thực vật và sản phẩm thực vật của doanh nghiệp được đưa vào danh mục được phép sản xuất, kinh doanh. Để được lưu hành trên thị trường, doanh nghiệp còn phải công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy, thủ tục tiếp nhận công bố hợp quy (chứng nhận hợp quy phải do cơ quan có thẩm quyền được chỉ định thực hiện), trong đó, để được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, doanh nghiệp cũng phải thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng hóa (chồng chéo với mục tiêu quản lý nhà nước về khảo nghiệm). Việc quy định theo hướng cắt khúc, nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận chất lượng hàng hóa (kiểm tra chuyên ngành, công nhận sản phẩm hàng hóa được phép sản xuất kinh doanh; chứng nhận hợp quy) dẫn đến sự chồng chéo về mục tiêu quản lý, gây khó khăn, tốn kém chi phí tuân thủ cho cá nhân, tổ chức trong sản xuất, kinh doanh. Việc chuyển đổi sang phương thức quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn giúp tránh chồng chéo giữa các thủ tục hành chính về mục tiêu quản lý nhà nước theo nguyên tắc: hàng hóa nếu đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định thì được phép nhập khẩu, tránh tính trạng vừa quản lý thực vật theo phương thức khảo nghiệm để đưa vào danh mục được phép sản xuất kinh doanh vừa quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật như hiện nay. Ba là, kiến nghị nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa điều kiện đối với sản phẩm hàng hóa và điều kiện đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh (danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện) để giảm thiểu các thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh. Ví dụ, nếu đã thắt chặt điều kiện sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp và có thực hiện phân hạng, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh thì đối với hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa của các cơ sở có thể giảm thiểu thủ tục hành chính tại khâu thông quan, thực hiện kiểm tra sau thông quan.

Văn bản QPPL đươc yêu cầu bãi bỏ sửa đổi
Tài liệu đính kèm
Kiểm dịch thực vật.docx
20659
Gửi vướng mắc, đề xuất